Danh mục

11 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn năm 2024

Năm 2024, thực hiện chủ đề năm “Tập trung triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn thành phố và Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; phát động phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm.

11 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn năm 2024
     (1) Tập trung tuyên truyền, quán triệt, triển khai trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn thành phố, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Xây dựng và ban hành các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề… thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp chủ yếu tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, các khâu đột phá do đại hội đề ra.
     Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và cụ thể hóa kế hoạch thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm do Thành ủy giao. 
     (2) Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống; nhận thức về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Nâng cao chất lượng hoạt động “Tháng công nhân” gắn với “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” năm 2024 và các hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
     (3) Tập trung công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Tổ chức có hiệu quả chuỗi các hoạt động trong Chương trình “Tết sum vầy – Xuân chia sẻ” năm 2024 và tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động mất việc, thiếu việc làm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo.. Tham gia phối hợp đào tạo chuyển đổi nghề ngắn hạn, trung hạn cho đoàn viên, NLĐ. Tổ chức tốt Chương trình “Mái ấm Công đoàn” và các hoạt động xã hội, từ thiện khác…
     (4) Hướng dẫn, giám sát việc đối thoại, thương lượng tập thể, nâng cao chất lượng các thỏa ước lao động tập thể nhằm mang lại lợi ích cho đoàn viên, NLĐ, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc. Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, lắng nghe phản ánh từ cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, tình hình quan hệ lao động, sản xuất kinh doanh, việc thực hiện chế độ, chính sách của các doanh nghiệp; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
     (5) Tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; chú trọng công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp.
     (6) Phát động các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), trọng tâm là các phong trào: “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động”.
     (7) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở gắn với công tác quản lý, cập nhật phần mềm quản lý đoàn viên. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ mới, chú trọng tập huấn về kỹ năng vận động phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, kỹ năng đối thoại, thương lượng. 
     (8) Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ và trẻ em. Tiếp tục chăm lo cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ và con đoàn viên. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng trong việc đại điện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ.
     (9) Tập trung thu đoàn phí, kinh phí công đoàn, công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn đảm bảo đúng quy định.
     (10) Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cùng cấp và cấp dưới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn; chủ động ngăn ngừa, phát hiện và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.
     (11) Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động Công đoàn theo hướng lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm, đảm bảo khoa học, kịp thời, thiết thực; cấp trên phục vụ cấp dưới, Công đoàn cơ sở gắn bó và phục vụ đoàn viên, NLĐ; phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hoạt động chủ yếu ở cơ sở.
Đồng chí Phan Thị Thúy Linh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng, trao Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2023.
 
10 chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2024
     (1) Phát triển tăng thêm 15.500 đoàn viên Công đoàn; thành lập Công đoàn cơ sở tại 120 doanh nghiệp có từ 25 công nhân lao động trở lên.
     (2) Giới thiệu ít nhất 1.500 đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
     (3) Thành lập 100% Ban nữ công quần chúng tại Công đoàn cơ sở có trên 10 đoàn viên nữ.
     (4) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp: 11 đơn vị.
     (5) Kiểm tra tài chính ít nhất 05 Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước.
    (6) Tham gia ban hành, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: 100% cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; 75% đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
    (7) Ký mới thỏa ước lao động tập thể ở 60 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn (ký lần đầu tiên).
    (8) Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca tại 75 doanh nghiệp theo mức quy định.
    (9) Tổ chức Tháng Công nhân ít nhất tại 1.200 cơ quan, đơn vị.
    (10) Có thêm ít nhất 280 doanh nghiệp thực hiện việc nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam.
 
Trà Vân
Chỉ thị 05 Chỉ thị 05 Chỉ thị 05 Chỉ thị 05

Liên kết website

Hình ảnh hoạt động

CÁC DOANH NGHIỆP KÝ KẾT PHÚC LỢI