TƯLĐTT được xem là một “bộ luật con” được thỏa thuận, thương lượng giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, bao gồm nhiều điều khoản có lợi cho người lao động, cao hơn so với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo báo cáo của LĐLĐ thành phố, 6 tháng đầu năm 2022, tổng số đơn vị ký mới TƯLĐTT là 19 đơn vị, đạt 76% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao. Số doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ và đột xuất là 251 đơn vị, đạt 49,6% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao; có 22 đơn vị đề xuất, thương lượng bữa ăn ca lên bằng và cao hơn 20.000 đồng, đạt 62,8% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.
Qua phân loại, đánh giá, tỉ lệ TƯLĐTT đạt loại A, B có tăng song vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra; việc đánh giá TƯLĐTT chưa thực chất nên chưa đưa được nhiều điều khoản có lợi cho người lao động vào thỏa ước.
Để nâng cao chất lượng lượng TƯLĐTT, tại hội nghị, đại biểu tham dự đã tham gia góp ý vào dự thảo Hướng dẫn đánh giá TƯLĐTT, như: Thay đổi kết cấu bảng điểm phù hợp với tình hình thực tế; phân tích chi tiết hơn trong các hạng mục của bảng chấm điểm, cần có sự khác biệt điểm số giữa nội dung thương lượng dễ và khó trong TƯLĐTT và không nên có điểm trừ trong bảng chấm điểm TƯLĐTT.
Vân Trà